Bình chữa cháy
Lượt xem 765
Bình chữa cháy là gì?
Bình chữa cháy là thiết bị chữa cháy khẩn cấp, dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mang tính kịp thời, bình chữa cháy không giúp dập tắt một đám cháy đã ngoài tầm kiểm soát, các ngọn lửa lớn ở tầm cao, các đám cháy nguy hiểm có nguy cơ phát nổ, nhiều khói.
Kích thước
Các bình cứu hỏa thông dụng, thường có kích thước nhỏ phù hợp cầm tay hoặc treo ở các giá trên tường.
Kích thước thông dụng:
- Bình chữa cháy bột MFZ4: Đây là bình chữa cháy phổ biến nhất, cân nặng 5,6Kg – Chiều cao 45cm – Đường kính 13cm (phù hợp cho hộ gia đình, văn phòng nhỏ, các loại ô tô, nơi có thể phát sinh những đám cháy nhỏ)
- Bình chữa cháy bột MFZ8: Cân nặng 10,6Kg – Chiều cao 55cm – Đường kính 16,5cm, đây là loại bình chịu lực rất tốt, rất bền, phù hợp cho khu nhà bếp, văn phòng công ty, hội trường hội thảo, các nhà kho lưu trữ, xưởng sản xuất, nơi có thể phát sinh các đám cháy ở mức độ trung bình)
- Bình chữa cháy khí co2 MT3: Cân nặng 10,1Kg – Chiều cao 48cm – Đường kính 12.5cm. Bình cứu hỏa khí CO2 MT3 là dòng sản phẩm cứu hỏa thông dụng nhiều trong cuộc sống, sản phẩm với thiết kế chất chữa cháy bằng khí CO2 dễ dàng dập tắt đc các vật bốc cháy mang tính hiệu quả chữa cháy cao
- Bình chữa cháy khí co2 MT5: Cân nặng 14,4Kg – Chiều cao 54cm – Đường kính 13.5cm. Bình cứu hỏa khí CO2 MT5 là một trong những sản phẩm chữa cháy cao cấp hiện đại. Bình chữa cháy khí CO2 MT5 với tính năng vượt trội cũng như độ bền cao dễ vận hành được nhiều người ưa chuộng.
Hình dáng của bình chữa cháy
Các loại bình cứu hỏa thông dụng đều có kết cấu chắc chắn bằng vỏ thép, dáng hình trụ, sơn màu đỏ, phía trên miệng được gắn cụm van dễ dàng mở ra khi cần thiết, bên trong có chứa những chất có thể dập tắt được lửa.
Phân loại bình chữa cháy
Có 2 dạng bình chữa cháy phổ biến nhất:
- Bình dạng bột (BC, ABC)
- Bình dạng khí CO2
Mục đích sử dụng của mỗi dạng bình chữa cháy
Thiếu hiểu biết về sử dụng bình cứu hỏa có thể gây hậu quả đáng tiếc, chúng ta cần hiểu rõ về công dụng của từng loại bình để sử dụng cho phù hợp. Bình chữa cháy dạng bột sử dụng cho chất rắn, lỏng, khí Ưu điểm và công dụng:
- Bình chữa chạy sử dụng bột BC sẽ dập được đám cháy chất lỏng hoặc chất khí
- Bình chữa cháy bột ABC dập được ba loại cháy là chất rắn, lỏng, và khí.
- Riêng loại bình bột ABCE có thể chữa cháy cả các thiết bị điện.
- Để hiểu rõ hơn về những ký hiệu này, có tiêu chuẩn đơn giản cho bạn Ký tự A, B, C, D, E là viết tắt của các loại đám cháy sau: – A: đám cháy bắt nguồn từ những vật rắn như: gỗ, giấy, lụa, nhựa… – B: đám cháy chất lỏng như cồn, xăng, dầu… – C: Đám cháy liên quan đến chất khí: Gas, Metan… – D: Đám cháy bắt nguồn từ những kim loại K, Na, Mg … – E: Đám cháy liên quan đến những thiết bị điện. Nhược điểm:
- Bình bột sử dụng thông dụng cho nhiều loại đám cháy nhưng chỉ có bột ABCE có thể sử dụng cho thiết bị điện, bột BC và ABC tuyệt đối không sử dụng cho thiết bị điện vì bột có thành phần muối, sẽ làm hư hại thiết bị.
- Khi sử dụng bình bột dập lửa xong đám cháy có thể bùng phát lại, do đó người dập lửa phải kiểm tra thật kỹ.
Bình chữa cháy CO2 sử dụng trong nhà Ưu điểm
- Loại bình cứu hỏa CO2 dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh.
- Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín (không có người), buồng hầm (không có người).
Nhược điểm
- Bình CO2 có tác dụng làm loãng đám cháy, do đó không thể chữa cháy ngoài trời mà chỉ có thể dùng chữa cháy trong nhà. Nhưng đặc tính của CO2 dễ gây ngạt, nên cũng không nên sử dụng bình trong phòng kín đang có người ở
- Tuyệt đối không dùng cho đám cháy có kim loại kiềm như Mg, Na, K … Đây là những kim loại kiềm có tính khử rất mạnh nên cháy rất mạnh với CO2
- Magie hoặc nhôm khi đang cháy sẽ tỏa ra năng lượng có nhiệt độ cao, gặp CO2 sẽ tác dụng sinh ra ngọn lửa thứ 2, làm đám cháy bùng phát mạnh hơn rất nhiều. Tuyệt đối không được sử dụng.
Bảng giá bình chữa cháy tốt nhất hiện nay
Bạn sẽ không khó để nhìn thấy các loại bình chữa cháy được trang bị trong các tòa chung cư, các xí nghiệp nhà máy. Tuy nhiên mỗi loại bình chữa cháy được chế tạo nhằm mục đích chữa cho từng loại đám cháy khác nhau và từng đối tượng sử dụng khác nhau. Dưới đây là top 3 loại bình chữa cháy thông dụng nhất hiện nay
Bảng giá bình chữa cháy dạng bột
Bình chữa cháy dạng bột được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Bên trong bình có chứa loại hóa chất dưới dạng bột. Khi có đám cháy xảy ra, bình sẽ làm loãng ô xy trong không khí. Ngọn lửa sẽ dần dần bị thiếu ô xy và dẫn đến bị ngạt, không đủ lượng ô xy để duy trì sự cháy. Dạng bột trong bình còn có khả năng hấp thụ nhiệt, làm giảm nhiệt độ của đám cháy giúp nhân viên cứu hỏa dễ dàng thực hiện công việc dập tắt đám cháy.
- Bình chữa cháy dạng bột có các dạng như: bình chữa cháy tự động, bình chữa cháy xe đẩy, bình chữa cháy Dragon powder,…
Bảng giá bình chữa cháy cầm tay
Bình chữa cháy cầm tay là một trong những loại bình chữa cháy phổ biến hiện nay. Chúng có kích thước nhỏ gọn, tiện lợi giúp dễ dàng sử dụng và bảo quản. Loại bình này chỉ dao động với trọng lượng từ 1-5 kg
- Nhìn chung tất cả các loại bình chữa cháy được sản xuất đều nhằm mục đích chữa cháy. Tuy nhiên mỗi loại bình chữa cháy lại được chế tạo nhằm mục đích chữa các loại đám cháy riêng có của nó. Chính vì vậy trước khi sử dụng bạn nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và nhận biết tính năng của từng loại bình có thể phát huy hết khả năng.
Cách sử dụng bình chữa cháy
Cách sử dụng bình chữa cháy CO2
- Bước 1: Khi có cháy xảy ra, di chuyển bình tới gần điểm cháy, tránh hướng gió tạt vào người.
- Bước 2: Giật chốt hãm.
- Bước 3: Chĩa đầu phun hướng ngọn lửa, phun vào càng gần gốc lửa càng tốt, dập càng nhanh.
- Bước 4: Bóp (hay vặn) van để khí tự phun ra dập lửa.
Cách sử dụng bình chữa cháy dạng bột
- Bước 1: Lắc xóc bình từ 3-4 lần để bột tơi.
- Bước 2: Giật chốt hãm kẹp chì, chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.
- Bước 3: Giữ bình ở khoảng cách 1,5m tuỳ loại bình, bóp van bình để bột chữa cháy phun ra, khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
Lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy
- Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
- Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).
- Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
- Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
- Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
- Bình cứu hỏa đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
- Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng.
- Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu hướng gió.
- Đối với bình CO2, để phòng trường hợp bỏng lạnh, bạn chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun. Trước khi phun bình chữa cháy CO2 trong phòng kín, phải báo ngay cho mọi người ra hết khỏi phòng hoặc dự trù lối thoát ra sau khi phun.
Bài viết liên quan
19/09/2022
Để nâng cao hiểu biết pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức về phòng cháy chữa cháy, trong bài viết này, công ty An Phát sẽ cung cấp cho bạn một số thủ tục pháp lý liên quan đến cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy (PCCC). 1. …
Xem thêm
06/09/2022
THIẾT KẾ HỆ THỐNG BẢO VỆ CHỐNG SÉT CHO TRẠM BIẾN ÁP Nội dung 1.1. Mở đầu Hệ thống điện bao gồm nhà máy điện đường dây và trạm biến áp là một thể thống nhất. Trong đó trạm biến áp là một phần tử hết sức quan trọng, nó thực hiện nhiệm vụ truyền …
Xem thêm
23/08/2022
Chăn cứu hoả được làm bằng cotton dễ thấm nước lại có đa dạng kích thước có tác dụng thoát nạn trong các đám cháy hoặc dùng chăn dập tắt cháy. Để hiểu hết tính năng và lợi ích mà chăn cứu hoả mang lại chúng ta xem cấu tạo của chăn cứu hoả trước. Cấu tạo của chăn cứu …
Xem thêm
23/08/2022
Trụ cứu hỏa đạt tiêu chuẩn TCVN 6379:1998 Trụ cứu hỏa (hay còn gọi là trụ chữa cháy, trụ tiếp nước chữa cháy), trụ cứu hỏa tiếng anh là gì? Fire Hydrant là một vật cố định có thể nhìn thấy được đặt bên trong hoặc bên ngoài một tòa nhà, khu vực đậu xe, …
Xem thêm